Tại sao việc trở thành nhân viên cần thiết lại quan trọng như vậy? Đơn giản vì trước mắt ở vị trí là một nhân viên mới, bạn cần phải ổn định công việc. Không có nhà lãnh đạo nào lại không muốn giữ chân những nhân viên giàu nhiệt huyết và năng lực, vì chính những nhân viên này sẽ giúp công việc tiến triển một cách có kế hoạch, tăng hiệu suất làm việc, đồng thời một nhân viên cần thiết còn hỗ trợ đắc lực giúp nhà lãnh đạo giảm bớt căng thẳng.
Nếu bạn nhìn nhận xa hơn, bạn sẽ thấy việc trở thành nhân viên cần thiết còn tác động tích cực đến tương lai của bạn.
Vậy như thế nào là một nhân viên cần thiết và phải làm như thế nào để trở thành nhân viên cần thiết? Cùng tham khảo một số gợi ý sau của First-viec-lam để phần nào đó giúp bạn tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết.
Tố chất đạo đức tốt và năng lực làm việc xuất sắc
Thật vậy! Là một nhân viên cần thiết không có nghĩa là bạn phải biết nói những lời hoa mỹ để khiến sếp vui lòng, mà vấn đề là những việc bạn thực hiện phải có ý nghĩa cho sự nghiệp chung của doanh nghiệp, trước nhất để hoàn thành sứ mệnh này bạn phải có tố chất đạo đức tốt và năng lực làm việc xuất sắc.
Một nhân viên cần thiết- bạn phải nhanh nhạy nắm bắt thông tin của nhà quản lý, sâu sát từng vấn đề trước khi nhà quản lý “ ghé thăm” trước.
Là một nhân viên cần thiết, bạn phải hội tụ những năng lực về:
+ Năng lực thích ứng
+ Năng lực liên kết
+ Năng lực học tập
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực hợp tác với tập thể.
Việc trở thành một nhân viên cần thiết cũng gần như việc bạn phải quản lý cả những rủi ro mà phải bạn chấp nhận. Trở thành một nhân viên cần thiết không bao giờ là điều dễ dàng, mọi thứ cần được bắt đầu một cách có thứ tự từ thấp đến cao:
+ Suy nghĩ xem điều gì khiến bạn tận tâm làm việc cho công ty? Nếu nguyên nhân là vì bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc, vì mục tiêu và tương lai của công ty rất rõ ràng thì bạn chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội để trở thành một nhân viên trụ cột trong tương lai.
+ Cư xử một cách chuyên nghiệp.
+ Nên học cách tiếp nhận những lời góp ý. Điều đó sẽ giúp bạn hơn về những gì người khác mong đợi ở mình và những công việc mà bạn phải ưu tiên làm trước.
+ Làm việc thật tốt. Nên lựa chọn những công việc đầy thử thách và đừng bao giờ nghĩ rằng công việc đó quá khó để thực hiện. Căn cứ để xác định thu nhập của bạn dựa trên thâm niên kinh nghiệm, chức vụ trong công ty, và năng lực thật sự của bạn.
+ Duy trì bản quá trình làm việc của bạn thật “sạch” và ấn tượng.
Bí quyết thành công của một nhân viên cần thiết
+ Nếu nghe thấy những lời “xì xầm” sau lưng hay phải đối mặt với những đồng nghiệp “khắc tinh”, bạn đừng nên một thân một mình giải quyết mà hãy nhờ đến bộ phận Nhân sự. Không nên vì những hiềm khích cá nhân làm ảnh hưởng đến hoà khí làm việc chung của công ty.
+ Trong quá trình làm việc, bạn có thể không hài lòng với công ty ở một số điểm. Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi phát biểu chính kiến của mình. Một lời phàn nàn chung chung không có cơ sở, như là phàn nàn về lịch làm việc hay lương bổng… sẽ không được tập trung giải quyết và bị bỏ qua, thậm chí công ty sẽ bắt đầu tìm kiếm người khác để thay vị trí của bạn.
Tuy nhiên, một lời phàn nàn chân thành về trang thiết bị, thiếu chế độ đãi ngộ cho nhân viên,… kèm theo đó là những kiến nghị của chính bạn, sẽ mở đường cho các cuộc thảo luận tích cực, và điều đó cũng tạo cho bạn sự tín nhiệm nếu bạn trình bày vấn đề với một thái độ đứng đắn, không mang tính đối đầu.
Hãy nhớ rằng trước nhất để trở thành một nhân viên cần thiết, bạn nên trở thành một nhân viên nhiệt thành và có trách nhiệm với công việc được giao, biết cách hòa hợp với mọi thành viên trong doanh nghiệp, tin tưởng vào năng lực của chính bạn. Hãy luôn có niềm tin rằng bạn nhất định có thể trở thành mẫu người như bạn thực sự mong đợi- và trở thành nhân viên được kỳ vọng của các doanh nghiệp.