Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu chậm lại đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đồ gỗ Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID 19. Ngành gỗ Việt Nam cũng chịu thiệt thòi không kém khi năm 2019, sản phẩm gỗ có giá trị lớn được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc với mức thặng dư thương mại chung. Việc chuyển đổi số đã gặp không ít khó khăn cho nhiều doanh nghiệp do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu trong phân khúc nội thất gia đình trong nước. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu!
Doanh thu ngành nội thất của Việt Nam năm 2019
Khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy đồ nội thất nằm trong TOP 10 sản phẩm được mua bán phổ biến nhất trên các sàn giao dịch điện tử tại Việt Nam năm 2019. Cụ thể, đứng thứ 8 trong danh sách 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất gồm: Quần áo, giày dép; điện tử, điện lạnh; mẹ và bé; sách, văn phòng phẩm; thủ công, mỹ nghệ; linh, phụ kiện; hóa mỹ phẩm; đồ nội thất; thực phẩm, đồ uống; đồ ăn nhanh.
Theo báo cáo của Statista, doanh thu của ngành nội thất và thiết bị nội thất tại Việt Nam ước tính vào khoảng 478 triệu USD. Trong đó, nhóm mặt hàng có doanh thu cao nhất trong ngành là sản phẩm nội thất, đồ gia dụng với doanh thu 358 triệu USD trong năm 2019. Trong giai đoạn 2019-2023, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, doanh thu được dự báo ở mức 13,5%. Theo đó, ngành kinh doanh nội thất và sản phẩm nội thất tại Việt Nam được dự báo có doanh thu khoảng 793 triệu USD vào năm 2023.
Thị trường bất động sản bùng nổ cũng là một trong lý do khiến thị trường nội thất, đặc biệt là thị trường nội thất phân khúc cao cấp, phát triển. Nhiều thương hiệu đồ nội thất và trang trí đến từ Ý, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển… cũng đang có kế hoạch thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Người dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm nhiều hơn về không gian sống, chú ý đến tính thẩm mỹ, nghệ thuật của các đồ dùng nội thất chứ không còn mang tính cảm quan như trước đây.
Thời gian tới, ngành nội thất sẽ có thay đổi mạnh mẽ, bắt đầu từ sự xâm nhập thị trường và đặt nhà máy sản xuất từ các nước đến Việt Nam. Nhiều cơ hội về thiết kế, nguyên liệu, thiết bị, Marketing… được hội tụ. Nhiều thương hiệu đồ nội thất và trang trí đến từ Ý, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển… đều đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Ngành này sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ với sự góp mặt của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Nhiều cơ hội về các lĩnh vực thiết kế, nguyên liệu, thiết bị Marketing… cũng trở nên sôi động. Sự thay đổi này sẽ đem tới cho người dùng Việt Nam nhiều sự lựa chọn với những sản phẩm có chất lượng và thẩm mỹ cao.
Một báo cáo của Hawa cho biết năm 2018, tổng giá trị tiêu dùng nội của thị trường Việt Nam đạt khoảng 4 tỷ USD, xuất khẩu của ngành gỗ đạt con số kỷ lục lên tới 9 tỷ USD, nhưng chưa nhiều thương hiệu đồ gỗ nội thất Việt được biết đến trên sân nhà.
Nhu cầu tiêu thụ tại Việt Nam
Theo số liệu của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), chỉ riêng với đồ gỗ, nhu cầu tiêu thụ bình quân ở Việt Nam là 21 USD/người/năm. Tính ra, quy mô tiêu thụ đồ gỗ nội thất trong nước năm 2018 lên đến 4 tỷ USD. Năm 2018 Việt Nam chi gần 500 triệu USD để nhập khẩu, dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người không cao, nhưng nhu cầu về nội thất cao cấp ở Việt Nam không thua kém gì ở Hồng Kông, Singapore hay là những nước có thu nhập rất cao. Trong đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm nội thất cao cấp đang gia tăng nhanh chóng.
Theo ông Phan Đằng Chương – Phó tổng giám đốc Công ty ERNST & Young Vietnam Limited, trong vòng 5 năm qua, có khoảng 400.000 – 500.000 căn hộ nhà phố, chung cư cao cấp ra đời tại Việt Nam. Trung bình mỗi căn hộ sử dụng ít nhất từ 100 – 200 triệu đồng cho phần nội thất, như vậy, có trên dưới 100.000 tỷ đồng cho nhu cầu này.
Thói quen lựa chọn sản phẩm nội thất của người Việt
Theo khảo sát của nội thất Hàn Quốc được công bố tại Hội thảo “Xu hướng sử dụng vật liệu gỗ nội thất giai đoạn 2020 – 2022”: Phần lớn người dân Việt Nam vẫn đang giữ thói quen tới cửa hàng để lựa chọn sản phẩm rồi đặt mua. Đây là những sản phẩm có sẵn và mang tính đại trà. Tuy nhiên, kết quả cuộc khảo sát này cũng cho thấy, tỷ lệ lựa chọn qua sự tư vấn của đơn vị thiết kế, kiến trúc sư có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong những năm gần đây, khi phong cách sống của người Việt thay đổi, bên cạnh lưu giữ giá trị truyền thống gia đình với những không gian sum họp bên nhau thì sự tôn trọng sở thích, cá tính riêng của từng cá nhân cũng được đề cao. Chính vì thế, xu hướng tự lựa chọn vật liệu, định hình sản phẩm cùng sự tư vấn của nhà thiết kế khi có nhu cầu về nội thất là điều dễ hiểu.
Đối tượng quyết định lựa chọn nội thất cũng có sự thay đổi đáng kể khi phụ nữ chiếm đến 60% – 70%, đặc biệt với những sản phẩm như tủ bếp, tủ quần áo, tỷ lệ này sẽ còn tăng trong thời gian tới. Vì vậy, bên cạnh công năng, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm sẽ cần được đẩy mạnh hơn nữa cũng như khuynh hướng mua hàng nội thất Online cũng dần phát triển với sự bùng nổ của thời đại số và các sàn thương mại điện tử.
Thế hệ Millennials (những người có năm sinh từ 1980 – 2000) dần trở thành lực lượng lao động chính trên thế giới, là đối tượng khách hàng tiềm năng mà ngành Nội thất nhắm đến trong những năm gần đây. Những người này thường không hứng thú tới việc đến xem và chọn nội thất trực tiếp tại cửa hàng. Họ có xu hướng lựa chọn mua hàng trên mạng để thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Hoặc khi mua các sản phẩm có giá trị lớn, họ thường sẽ tham khảo thông tin sản phẩm, review trên website hay sàn thương mại điện tử và đến xem trực tiếp sản phẩm tại cửa hàng. Điều này cho thấy Thương mại điện tử có tác động lớn đến hành vi mua hàng của thế hệ trẻ hiện nay.
Nhu cầu thiết kế nội thất tăng mạnh
Ông Huỳnh Văn Hạnh – Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) khẳng định, dung lượng thị trường vẫn đang tăng lên theo từng năm. Trong năm 2019, dự báo tổng dung lượng giá trị của thị trường đạt khoảng 5 tỷ USD, trong đó, chưa tới 1 tỷ USD là sản phẩm nhập khẩu, số còn lại do thị trường nội địa đáp ứng.
Về nguyên nhân thị trường tiêu dùng đồ gỗ nội địa gia tăng, ông Hạnh cho hay, Việt Nam là thị trường rất lớn với dân số lên tới trên 96 triệu người và là quốc gia đang phát triển nên nhu cầu xây dựng, kiến thiết các công trình nhà ở, khách sạn… rất lớn. Thêm vào đó, xu hướng tiêu dùng của người Việt hiện nay không nghĩ tới giá rẻ mà họ yêu cầu sản phẩm phải phù hợp với phong cách, kiến trúc của ngôi nhà. Đây cũng là điều dễ hiểu khi những thương hiệu có thiết kế độc đáo, cao cấp rất ăn khách.
Ông Hạnh cho rằng, khả năng tiêu thụ đồ nội thất của Việt Nam còn rất lớn và sẽ tiếp tục tăng hơn so với mức dự báo như hiện nay. Đặc biệt là gần đây, Thủ tướng yêu cầu ngành gỗ phải giữ cho được thị trường nội địa nên các doanh nghiệp trong ngành đã ngày một chú trọng hơn, thậm chí những doanh nghiệp vốn chỉ xuất khẩu thì cũng đã có xu hướng tìm hiểu để quay lại nội địa.
Ông Park YN – CEO của YN Việt Nam với thương hiệu nội thất online Dongsuh Furniture – chia sẻ, mặc dù tình hình thị trường bất động sản không tích cực như kỳ vọng song doanh thu bán nội địa của doanh nghiệp này vẫn tăng trưởng khoảng 10% trong Quý 1 năm 2020 so với Quý 4 năm 2019. Nên điểm mấu chốt là phải nắm bắt được xu hướng tiêu dùng cũng như thói quen mua sắm nội thất của người Việt.
<innovativehub>